📝 ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI KHÔNG ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ CÓ ĐƯỢC KHÔNG ? 📫

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

Nhânsự_C&B


          

📌 Cơ sở pháp lý

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (Luật BHXH 2014)
Luật Bảo hiểm y tế 2008 (Luật BHYT 2008)

📌 Trường hợp phải đóng bảo hiểm xã hội

Theo Điều 2 Luật BHXH 2014, những người lao động sau đây phải đóng bảo hiểm xã hội (BHHX) khi đi làm bao gồm:  
- Người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.
- Người lao động Việt Nam làm công việc quản lý doanh nghiệp mà có hưởng tiền lương. 
- Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam với giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề hợp pháp mà có hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

📌 Trường hợp đóng bảo hiểm y tế

Theo Khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (Luật BHYT 2008)
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

📌 Đóng bảo hiểm xã hội không đóng bảo hiểm y tế có được không ?

Người sử dụng lao động sẽ trích tiền đóng bảo hiểm từ quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia bảo hiểm và trích một phần tiền lương tháng của từng người lao động để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế (BHYT) cùng một lúc cho cơ quan bảo hiểm xã hội. 
  📍 Khoản 2 Điều 13 Luật BHYT 2008, khi người lao động đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì sẽ phải tự đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự. 
- Nhóm tham gia BHYT do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.
- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

=> Do đó, dù đã có thẻ BHYT trước đó nhưng một khi đi làm, người lao động vẫn phải đóng cả BHXH và BHYT, không được lựa chọn đóng BHXH mà không đóng BHYT.


#Baohiemxahoi #NgocHa #AGSHCM


QooQ