Những quy định pháp lý quan trọng về trình tự thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tại Việt Nam

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021

LuậtDoanhnghiệp

🏬 Hoàn cảnh cần thay đổi người đại diện theo pháp luật

Việc thay đổi người đại diện theo pháp luật có thể xảy ra trong một số trường hợp sau đây:

Trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trường hợp người đại diện bị sa thải hoặc từ chức, công ty hoặc tổ chức cần phải chọn một người mới để đại diện cho họ.

Trường hợp nếu công ty tổ chức thay đổi cơ cấu hoặc cổ đông, người đại diện có thể không phù hợp nữa và cần phải chọn một người mới để đại diện cho họ.

Nếu người đại diện vi phạm các quy định hoặc không thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn của mình, công ty hoặc tổ chức có thể thay đổi người đại diện để đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong hoạt động của mình.

Khi công ty TNHH, công ty cổ phần thay đổi người đại diện theo pháp luật thì doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục pháp lý để đăng ký thay đổi nội dung trong giấy đăng ký doanh nghiệp.

📚 Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật.

📝Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật bao gồm:

- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật theo Phụ lục II-2 Thông tư 01/2021.

- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người làm đại diện theo pháp luật mới của công ty.

- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp trong các trường hợp cụ thể sau:

+ Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

+ Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên; biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật.

+ Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty ngoài nội dung họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật.

Lưu ý: trường hợp không phải chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:

- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế còn hiệu lực.

🧾Trình tự tiến hành thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi, Doanh nghiệp có trách nhiệm phải đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 1: Nộp hồ sơ, có hai cách để nộp hồ sơ, cụ thể:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Cách 2: Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh

Lưu ý: Đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đăng ký qua mạng. 

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

Thời hạn tiếp nhận xem xét hồ sơ là 03 ngày.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan sẽ thông báo nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. 

Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng cần lưu ý thực hiện thủ tục Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Theo đó Doanh nghiệp có thể đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả lệ phí công bố

#INC #Duy Tùng #HAN


QooQ