Những khó khăn sẽ gặp phải khi xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

LuậtDoanhnghiệp




Giấy chứng nhận đầu tư là điều kiện cần thiết để nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty vốn nước ngoài hoặc thực hiện một dự án đầu tư tại Việt Nam một cách hợp pháp. Tuy nhiên, quá trình xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không phải lúc nào cũng thuận lợi, nhanh chóng mà sẽ gặp phải những khó khăn. Điều này phần nhiều đến từ những khác biệt nhất định giữa quy định pháp luật Việt Nam với quy định pháp luật của các nước khác trên thế giới dẫn đến sự lúng túng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong phạm vi bài viết dưới đây sẽ đưa ra một vài khó khăn nổi bật mà nhà đầu tư nước ngoài có thể gặp phải khi xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam.


  1. Khó khăn khi chuẩn bị hồ sơ

- Trước hết nhà đầu tư sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư, quy mô, lên phương án đầu tư và dự báo tính khả thi của dự án này.

- Bộ hồ sơ để chuẩn bị cho thủ tục này được quy định tại khoản 1 điều 33 Luật Đầu tư năm 2020, theo đó hồ sơ bao gồm khá nhiều loại giấy tờ. Đồng thời quy định pháp luật đang mang tính định hướng thay vì hướng dẫn cụ thể chi tiết đối với từng loại giấy tờ dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài dễ gặp phải những khó khăn, vướng mắc trong quá trình soạn thảo hồ sơ. Hơn nữa, do những nhà đầu tư nước ngoài cũng không có nắm được rõ quy định pháp luật dẫn đến soạn thảo chưa đúng, chưa đầy đủ hồ sơ được yêu cầu.

- Rào cản ngôn ngữ cũng được xem là vấn đề gây cản trở khá nhiều vì theo quy định một số văn bản pháp lý phải thể hiện bằng tiếng Việt.

Đặc biệt, nhà đầu tư nước ngoài cần chú ý đến các mẫu văn bản theo form mẫu sẵn để đảm bảo soạn thảo đúng quy định. Cụ thể:

- Mẫu văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Phụ lục A.I ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT Quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư) - Mẫu A.I.1.

- Mẫu văn bản đề xuất thực hiện dự án đầu tư (Phụ lục A.I ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT Quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư) 

+ Đối với Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập - Mẫu A.I.2 

+ Đối với Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư do nhà đầu tư đề xuất - Mẫu A.I.3.

+ Đối với Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư - Mẫu A.I.4

  1. Khó khăn trong quá trình nộp hồ sơ

- Trong quá trình nộp hồ sơ một trong những khó khăn mà nhà đầu tư nước ngoài có thể gặp phải là việc bị trả lại hồ sơ để điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung 01 loại văn bản, giấy tờ và tiến hành nộp lại từ đầu. Khi đó. thời gian 15 ngày có thể kéo dài không định trước.

- Ngoài ra, mỗi một chuyên viên lại có những ý kiến của riêng mình. Mặc dù nhà đầu tư đã tìm đến những công ty luật để tư vấn, nhưng nhiều lúc sự sai sót là không tránh khỏi. 

  1. Khó khăn trong quy trình thực hiện các thủ tục:

- Quá nhiều thủ tục được tiến hành cũng sẽ là nguyên nhân làm phát sinh nhiều vấn đề, từ việc thiếu hồ sơ, bổ sung hồ sơ đến việc bị trả lại hồ sơ với nhiều nguyên nhân khác nhau. 

- Thêm vào đó quy trình giải quyết thủ tục này thường không tuân theo một quy củ, nên khiến nhà đầu tư bị rối, nhiều khi gửi nhầm hồ sơ tới cơ quan không có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho mình. Vì đôi lúc họ sẽ phân vân giữa Sở kế hoạch đầu tư và ban quản lý khu công nghiệp, không biết đâu sẽ là cơ quan có được thẩm quyền giải quyết vấn đề này giúp mình.


Chính vì những khó khăn nổi bật được nêu ra ở trên, bài viết dưới đây khuyên bạn trước khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, để nâng cao mức độ thành công, bạn có thể tìm hiểu trước về quy định pháp luật Việt Nam hiện hành hoặc thuê một đơn vị tư vấn luật thực sự uy tín để giảm bớt những bất cập, vướng mắc trong quá trình tiến hành. Ngoài ra, việc theo dõi, cập nhật liên tục để đảm bảo và tuân theo các form mẫu văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành cũng như tham khảo form mẫu từ những vụ việc đã thành công trong quá trình soạn thảo hồ sơ cũng là một tip hay bạn có thể áp dụng. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể liên hệ đến cơ quan nơi có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ giải quyết để được giải đáp những thắc mắc liên quan đến hồ sơ. Chúc bạn thành công!


#TrangVũ
#HAN
#LuậtDoanhnghiệp

QooQ