M&A (Quy trình DD, các điểm chỉ ra) (Phần 2)

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

TintứcKếtoán

1. Thẩm định doanh nghiệp về tài chính và thuế trong M&A?

1.1 Quy trình:

Nhìn chung quy trình thẩm định giá cho Doanh nghiệp phục vụ mục đích M&A thường bao gồm các bước sau:
  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu từ chủ doanh nghiệp/nhà đầu tư
  • Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá
  • Bước 3: Khảo sát thực tế (fieldwork), thu thập thông tin
  • Bước 4: Xây dựng báo cáo chi tiết thẩm định giá
  • Bước 5: Kiểm soát
  • Bước 6: Phát hành Báo cáo và Chứng thư thẩm định giá

1.2 Các tài liệu cần thiết:

Các tài liệu cần yêu cầu bên bán cung cấp:
  • Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong ít nhất ba năm.
  • Tờ khai các loại thuế trong ít nhất ba năm.
  • Một báo cáo/xác nhận về tình trạng tín dụng của công ty và (các) chủ sở hữu của nó.
  • Thông tin chi tiết hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả.
  • Ghi chú về bất kỳ vấn đề kế toán bất thường nào trong 3 - 5 năm qua.
  • Bản sao kết quả và sổ sách thực thi các thủ tục kiểm soát nội bộ của công ty (Nếu có)
  • Bản sao kế hoạch nguồn vốn của công ty (Nếu có).
  • Bản thống kê nợ và lịch trình trả nợ của công ty (Nếu có)
  • Văn bản cam kết của chủ sở hữu rằng báo cáo tài chính được cập nhật và không có bất kỳ sai sót trọng yếu nào.
  • Bản xác nhận tình trạng thực hiện nghĩa vụ thuế từ Cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

1.3 Fieldwork (khảo sát thực tế):

Đây là bước tìm hiểu tình hình thực tế và thu thập tài liệu tại công ty mục tiêu.
Khi tiến hành bước này, cần lưu ý:
  • Khảo sát thực tế tại doanh nghiệp: kiểm kê tài sản, khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
  • Thu thập thông tin, tư liệu từ nội bộ doanh nghiệp: tư liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, đặc điểm của đội ngũ quản lý điều hành, nhân viên,… đến thông tin bên ngoài doanh nghiệp đặc biệt là thị trường sản phẩm của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, chủ trương của Nhà nước,… Ngoài ra cần tiến hành những bước cần thiết để bảo đảm rằng tất cả nguồn dữ liệu làm căn cứ đều đáng tin cậy và phù hợp với việc thẩm định.

1.4 Lập hồ sơ cơ bản thẩm định doanh nghiệp:

a. Thẩm định giá trị tài chính:

Tóm lược bảng tổng kết tài sản và bản báo cáo thu nhập trong một giai đoạn nhất định phù hợp với mục đích thẩm định giá và đặc điểm của doanh nghiệp.
Những điều chỉnh đối với các dữ liệu tài chính gốc (nếu có).
Những giả thiết cơ bản để hình thành bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập.
Tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp qua thời gian và so sánh với các doanh nghiệp tương tự.

b. Thẩm định nguồn gốc cung cấp các thông tin:

Hay còn gọi là “thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính”. Thường gồm các bước sau:
  1. Nghiên cứu kỹ các số liệu của báo cáo tài chính
  2. Sử dụng kiến thức tài chính và khả năng phân tích để phát hiện những điểm đáng nghi ngờ trong các báo cáo tài chính.
  3. Xem xét bảng thuyết minh để hiểu rõ hơn về những điểm đáng ngờ trong báo cáo tài chính.
  4. Mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn và yêu cầu giải thích về những điểm đáng nghi ngờ đã phát hiện.
  5. Viếng thăm doanh nghiệp để quan sát và nếu cần tận mắt xem lại các tài liệu kế toán gốc.
  6. Kết luận về mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp.

1.5 Báo cáo kết quả thẩm định doanh nghiệp:

Executive Summary:

Bản báo cáo tóm tắt để các giám đốc điều hành không phải đọc toàn bộ báo cáo nhưng vẫn hiểu được mục đích, thông tin cơ bản, phân tích ngắn gọn và kết luận của cuộc thẩm định.

Chi tiết: Báo cáo kết quả thẩm định doanh nghiệp phải nêu rõ:

- Mục đích thẩm định
- Đối tượng thẩm định giá phải được mô tả rõ, bao gồm những nội dung sau:
  • Loại hình tổ chức doanh nghiệp
  • Lịch sử doanh nghiệp
  • Triển vọng đối với nền kinh tế và của ngành
  • Sản phẩm, dịch vụ, thị trường và khách hàng.
  • Sự nhạy cảm đối với các yếu tố thời vụ hay chu kỳ
  • Sự cạnh tranh
  • Nhà cung cấp
  • Tài sản gồm tài sản hữu hình và vô hình
  • Nhân lực
  • Quản lý
  • Sở hữu
  • Triển vọng đối với doanh nghiệp
  • Những giao dịch quá khứ của các lợi ích sở hữu tương tự trong doanh nghiệp
- Phương pháp thẩm định
- Phân tích tài chính
- Kết quả thẩm định
- Phạm vi và thời hạn thẩm định
- Chữ ký và xác nhận

2. Những điểm thường được phát hiện khi Thẩm định doanh nghiệp

- Đầu tư khống.
- Doanh nghiệp có 2 sổ kế toán:
  • Kê lương cho nhân viên thời vụ (chi phí nhân sự ảo)
  • Mua hóa đơn
- Doanh nghiệp lập 2 bảng lương.
- Tài sản không được ghi vào sổ (chủ yếu là tiền mặt).

(hết)

QooQ