Phương pháp để bắt đầu "học"

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

Nhânsự_Kỹnăng

Thật tuyệt vời khi tưởng tượng bản thân mình đang nỗ lực học tập và có một tương lai tươi sáng, nhưng cuối cùng lại mệt mỏi với công việc hàng ngày và không thể áp dụng việc học của mình vào thực tế...

Cảm giác bất an phải chăng là nguồn động lực mạnh mẽ.

Có những người trên thế giới này học có mục đích và đạt được kết quả khả quan ngay cả khi họ bận rộn.

Ví dụ, một người quen của tôi, người đã học tập cật lực trong khi điều hành một công ty và nói được ba thứ tiếng đủ để có thể giao tiếp trong kinh doanh đã nói rằng "Nếu tôi không học được điều gì thì sẽ không thể làm được việc” với cảm giác bất an trong lòng.

Cảm giác bất an “ Nếu không chăm chỉ học tập thì nhân viên, gia đình có thể rơi vào tình thế khó khăn” đó có thể sẽ là nguồn động lực to lớn giúp bạn bắt đầu học tập.

Cảm giác bất an khơi dậy tinh thần cạnh tranh

Một trong những phương pháp đó là sử dụng “tư duy cạnh tranh”. Phương pháp trên đã được áp dụng tại Đại học Công nghệ Kanazawa với sinh viên năm nhất và ghi lại lịch sử hành vi trong một tuần.

Kết quả cho thấy rằng nhiều bạn sinh viên cảm thấy thiếu kiên nhẫn và ngạc nhiên, hình thành tinh thần cạnh tranh “Không thể thua được” từ đó lượng thời gian học tập cũng tăng lên.

Theo Atsushi Matsumoto, CEO của Công ty TNHH Earth Media chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng bằng LinkedIn đã từng chia sẻ: “Lối suy nghĩ chịu khuất phục sẽ tạo ra một sức mạnh tức thời cực lớn mà thông thường bạn không thể tạo ra được.”

Những dự đoán bất ổn về tương lai sẽ mang lại cảm giác bất an

Theo ông Yoshihiro Ikeda, người đã 6 lần giành được kỷ lục ghi nhớ số một Nhật Bản và cũng được biết đến là người Nhật Bản đầu tiên đạt danh hiệu "Đại kiện tướng trí nhớ" đã đặt ra cho mình những mục tiêu mang lại cảm giác bất an (ông gọi đây là "đặt mục tiêu tiêu cực"). Trên thực tế, khi ông Ikeda ở độ tuổi ngoài 40 và có được trí nhớ số một Nhật Bản, ông không nghĩ “ Nếu nó diễn ra thì tuyệt biết bao” mà ông lại thiết lập cho mình một cảm giác bất an “ Nếu tôi không làm như thế thì tương lai sẽ ra sao đây” . Theo ông, làm như vậy sẽ "làm cho bộ não của bạn hoạt động năng suất hơn".

Nói cách khác, những dự đoán về tương lai không chắc chắn của chính chúng ta mang lại cho chúng ta cảm giác bất an và khiến chúng ta phải bắt đầu học tập. Phương pháp này có vẻ dễ áp ​​dụng đúng không?

Vận dụng “sức mạnh của cảm giác bất an”

Vận dụng “tinh thần cạnh tranh”: Nắm chắc tình hình ngày càng phát triển của những người bạn ham học hỏi và tình hình của những người mà mình biết (sự nỗ lực và thành tích của họ).

Vận dụng ``những dự đoán bất an về tương lai'': Nghĩ về điều gì sẽ xảy ra trong tương lai nếu mình không học ngay bây giờ và viết nó ra để khuyến khích sự tự nhận thức cua bản thân.

Chúng tôi đã giới thiệu lý do tại sao việc học của bạn sẽ được tăng tốc khi bản thân cảm thấy bất an và cách tận dụng nó. Tuy đơn giản nhưng nó có tác dụng ngay tức thì, vì vậy bạn hãy thử một lần phương pháp trên.

QooQ