Phân Phối Thương Mại

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

LuậtThươngmại

 

PHÂN PHỐI THƯƠNG MẠI

 

  1. Các thuật ngữ cơ bản

EPZ: Export processing Enterprise

Export Processing Zone – EPZ hay còn gọi là khu chế xuất, là một khu công nghiệp được thiết lập chuyên để sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Các khu chế xuất được thành lập phù hợp với các điều kiện, quy trình, thủ tục áp dụng cho khu công nghiệp, được ngăn cách tách biệt với bên ngoài theo quy định của pháp luật.

 Đặc điểm khu chế xuất:

 Mặc dù nằm ở các vùng địa lý khác nhau, các khu chế xuất trên thế giới vẫn mang một số điểm chung như sau:

Các công ty có trụ sở trong khu chế xuất thường được hưởng các ưu đãi dài hạn về thuế.

- Việc nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa cho xuất khẩu được miễn thuế.

- Các khu chế xuất thường được trang bị các phương tiện thông tin liên lạc tiên tiến và cơ sở hạ tầng hiện đại nhất.

- Khu chế xuất có thể tiếp nhận cả doanh nghiệp trong và ngoài nước, và còn cung cấp cơ hội cho hoạt động liên doanh.

- Khu chế xuất thường có đặc thù nằm gần các cảng hàng không và cảng biển để thuận lợi hơn cho quá trình xuất nhập khẩu.

 Lợi ích khu chế xuất:

- Gia tăng ngoại hối do tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.

- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

- Tạo việc làm cho người dân.

- Tiếp nhận các công nghệ hiện đại vào trong nước.

- Tạo các liên kết từ các khu chế xuất đến nền kinh tế quốc nội.

Do sự phát triển cơ sở hạ tầng cho khu chế xuất cũng như các ưu đãi thuế dành cho nhà đầu tư nước ngoài, ban đầu khá khó để đo lường chính xác lợi ích tổng thể của khu chế xuất đối với nước sở tại.

EPE: Export processing enterprise

EPE là doanh nghiệp chế xuất, được thành lập trong khu chế xuất và phải đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn cơ bản mới được phép thành lập.

 Quyền lợi EPE:

- Miễn thuế xuất nhập khẩu hàng hóa từ doanh nghiệp ra nước ngoài và ngược lại.

- Hưởng các chính sách ưu đãi thuế với những trường hợp được khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bonded warehouse:

Kho ngoại quan (Bonded Warehouse), được biết đến là khu vực kho bãi phục vụ nhu cầu xuất khẩu hàng hóa thương mại nội địa và quốc tế. Cụ thể, đây chính là địa điểm lưu trữ hàng hóa trước khi tiến hành xuất hoặc nhập khẩu giữa các quốc gia (sau khi hoàn thành thủ tục hải quan).



Hình ảnh minh họa kho hải quan

 Chức năng của kho ngoại quan

Ngoài việc lưu trữ, bảo quản hàng hóa trước khi xuất nhập khẩu thì tùy thuộc vào từng nhu cầu và sản phẩm hàng hóa để doanh nghiệp có thể lựa chọn các dịch vụ hỗ trợ từ đơn vị cho thuê kho ngoại quan như:

- Hỗ trợ thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp từ kho.

- Thực hiện các hoạt động mua – bán hàng trong kho ngoại quan theo nhu cầu của doanh nghiệp.

- Phân loại, lưu trữ và bảo quản hàng hóa.

- Đóng gói, gia cố kiện hàng trước khi xuất kho.

- Chuyển đổi quyền sở hữu hàng hóa….

- Đối với hàng hóa nhập khẩu: Khi một doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, họ cần 1 kho bãi để lưu trữ nguồn hàng, nhưng không làm thủ tục thông quan và đóng thuế tại Việt Nam. Sau đó các doanh nghiệp tại Việt Nam nhận hàng sẽ phải làm thủ tục nhập hàng và đóng thuế mới đem hàng về kho.

 - Đối với hàng xuất khẩu: Khi các doanh nghiệp tại Việt Nam có hợp đồng gia hạn xuất khẩu hàng ra nước khác cũng cần phải có kho để lưu trữ, gom hàng từ các nhà sản xuất ở Việt Nam để đóng gói, vận chuyển một lần sang nước ngoài. Mỗi doanh nghiệp sẽ chủ động mở tờ khai xuất cũng như đưa hàng vào kho ngoại quan theo đúng hợp đồng.

- Ưu điểm kho ngoại quan: Không phải đóng thuế nhập khẩu khi hàng đã vào kho ngoại quan, thời hạn lưu kho hàng hóa lên tới 5 năm cho đến khi có lệnh từ người mua, cũng như đây là nơi lưu trú hàng hóa chưa xong giấy phép nhập khẩu hoặc các loại giấy tờ chưa chứng nhận khác.

Incoterms:

Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.

Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa, và được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Nội dung chính của các điều khoản này phải kể tới 2 điểm quan trọng:

  1. Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu
  2. Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua

 Mục đích của Incoterms

Mục đích chủ yếu của Incoterms là để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng trong ngoại thương. Theo đó, phân chia rõ trách nhiệm, chi phí, và rủi ro trong quá trình chuyển giao hàng từ người bán sang người mua. Nhờ đó các bên tham gia có cách hiểu thống nhất, tránh hoặc giảm thiểu những tranh chấp phát sinh do mỗi bên có cách hiểu khác nhau về một số quyền và trách nhiệm cơ bản của mình.

 Vậy có thể tóm lược 3 mục tiêu của Incoterms gồm: 

  1. Giải thích những điều kiện thương mại thông dụng
  2. Phân chia trách nhiệm, chi phí, rủi ro giữa người mua và bán
  3. Giảm thiểu tranh chấp, rủi ro do hiểu nhầm

Purchase Order

Purchase Order (viết tắt là PO) nó được hiểu là đơn đặt hàng, là giấy tờ mà bên người mua sử dụng để gửi đến nhà cung cấp sản phẩm, hàng hóa để ủy quyền cho phép mua, đặt hàng. Đơn đặt hàng là một chứng từ, một thủ tục pháp lý bắt buộc để mua hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ.

PO được sử dụng với mục đích tìm kiếm các vật phẩm và dịch vụ để giao dịch hàng ngày thuận tiện hơn. Đối với các công ty tư nhân, PO được sử dụng để tìm kiếm các sản phẩm được sản xuất tại địa phương hoặc yêu cầu khách hàng sử dụng các sản phẩm nhập khẩu.

PO là được xem như một loại tài liệu dùng để kiểm tra thông tin được đề cập đến theo thời hạn và chất lượng của hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện hoạt động mua bán giống như một hợp đồng mua bán bình thường.

 Thông thường thì một PO sẽ bao gồm cả số lượng, giá cả (bao gồm giá sỉ, giá gốc,…) điều khoản đóng gói, giao hàng, thanh toán và cả các điều kiện khác nữa.

 Ngoài ra, khi các giao dịch xuất hiện sự cố hay rủi ro trong quá trình giao dịch, thì PO cũng có mang lại những lợi ích như sau:

 - Người bán sẽ được bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong trường hợp người mua từ chối trả tiền hàng hóa hoặc dịch vụ.

- Quản lý tốt vấn đề chi tiêu

- Người mua có thể truyền đạt mong muốn của mình cho người bán.

- Quá trình mua bán sẽ tuân theo một thứ tự rõ ràng, hợp lý.

 Parking list

Packing list hay Phiếu đóng gói là bảng kê danh mục hàng hóa như thỏa thuận của Hợp đồng, thông tin trên bảng kê tương tự như hóa đơn nhưng không cần có các thông tin liên quan đến thanh toán hay đơn giá hoặc trị giá hoặc đồng tiền thanh toán. Điều quan trọng là cần có quy cách đóng gói, trọng lượng và kích thước.



Hình ảnh minh họa cho Packing list

Packing list thường có 3 loại:

Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing list) nếu nó có tiêu đề như vậy và nội dung tương đối chi tiết.

Phiếu đóng gói trung lập (Neutrai packing list) nếu nội dung của nó không chỉ ra tên người bán.

Phiếu đóng gói kiêm bảng kê trọng lượng (Packing and Weight list).

Khi lập packing list cần chú ý những gì?

Với chức năng của packing list trong việc xác định quy cách đóng gói thì nội dung trên packing list phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Số và ngày lập

- Tên hàng + mã hàng (nếu có), đơn vị tính, số lượng, trọng lượng

- Quy cách đóng gói, kích thước kiện hàng

-Dĩ nhiên không thể thiếu thông tin của Seller và Buyer

B/L

Vận đơn đường biển – Bill of lading (B/L) là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận. B/L là một trong những tài liệu quan trọng nhất trong quy trình vận chuyển. Để vận chuyển bất kỳ hàng hóa nào, B/L được yêu cầu hoạt động như một biên nhận (hay một hợp đồng vận chuyển).



Hình ảnh minh họa vận đơn đường biển

Tác dụng của vận đơn đường biển (B/L):

- Người ta dựa vào vận đơn để làm căn cứ khai hải quan và thủ tục cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Vận đơn được xem là tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng.

- Được xem là chứng từ để cầm cố, chuyển nhượng hoặc mua bán hàng hóa.

- Dùng làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa mà người bán gửi cho người mua.

Chức năng, ý nghĩa của vận đơn đường biển (B/L):

- Là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết bởi hai bên, nêu rõ nội dung, điều khoản của hợp đồng đó. Đồng thời B/L cũng chính thức xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và chủ hàng, và quan hệ pháp lý của người vận tải và người nhận hàng.

- Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình B/L hợp lệ đầu tiên mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng. Cũng chính vì vậy, B/L rất quan trọng và được đính kèm trong bộ chứng từ trong các giao dịch ngoại thương.

- B/L là chứng từ xác nhận quyền sở đối với các loại hàng hóa đã được ghi trên nó. Tương ứng với việc, nó có thể có giá trị như một loại giấy tờ dùng để cầm cố, mua bán và chuyển nhượng.

2. Một số mô hình của phân phối thương mại.

2.1. Kênh phân phối trực tiếp

Kênh phân phối trực tiếp là kênh phân phối sản phẩm không qua trung gian và cần vốn đầu tư lớn. Các sản phẩm sẽ được bán trực tiếp từ nhà sản xuất. Một số cách triển khai mô hình này gồm:

- Bán hàng thông qua sàn thương mại điện tử: Loại hình này ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi. Kênh phân phối trực tiếp được đánh giá mang lại hiệu quả cao, tiện lợi và nhanh chóng.

- Bán hàng trực tiếp tại cửa hàng hoặc qua điện thoại: Đây là mô hình bán hàng truyền thống, đối tượng là những khách hàng lớn tuổi. Ngoài ra, mô hình này còn phù hợp với một số mặt hàng không thể đưa lên sàn thương mại điện tử như ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng… 

2.2. Kênh phân phối gián tiếp

Kênh phân phối gián tiếp là kênh phân phối sản phẩm thông quan bên thứ 3 làm trung gian. Mô hình phân phối này giúp sản phẩm sẽ nhanh chóng tiếp cận đến với khách hàng hơn. 

Ở mô hình kênh phân phối gián tiếp, doanh nghiệp không cần bỏ nhiều vốn như phân phối trực tiếp. Tuy nhiên, một hạn chế của mô hình phân phối này là sản phẩm đến tay khách hàng sẽ lâu hơn. Vì phải thông qua trung gian và các thủ tục liên quan nên có thể thời gian vận chuyển sản phẩm sẽ bị gián đoạn, trì hoãn.

2.3. Kênh phân phối đại trà

Mô hình kênh phân phối đại trà thích hợp với những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày hay tiêu dùng nhanh. Kênh phân phối đại trà sẽ được doanh nghiệp triển khai ở những địa điểm bán lẻ. Tuy nhiên, trước khi tiến hành lựa chọn địa điểm bán hàng cần nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh.

2.4 Kênh phân phối độc quyền

Kênh phân phối độc quyền phù hợp với những mặt hàng có giá thành cao, xa xỉ. Nếu lựa chọn nhà bán lẻ để phân phối sản phẩm độc quyền, nhà bán lẻ phải cam kết chỉ bán sản phẩm của công ty. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bán sản phẩm tại các cửa hàng riêng của thương hiệu mình. Giá bán sản phẩm sẽ được định vị ở một mức giá niêm yết và tương đối ổn định.

2.5. Kênh phân phối chọn lọc

Phân phối có chọn lọc là kênh phân phối lựa chọn trung gian giữa phân phối độc quyền và chuyên sâu. Khi lựa chọn mô hình phân phối này, sản phẩm sẽ phân phối ở nhiều địa điểm nhưng không nhiều. Để tránh việc trên cùng một kệ hàng xuất hiện các thương hiệu cạnh tranh với nhau, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn cách triển khai mô hình kênh phân phối chọn lọc, đồng thời tham gia giao dịch với các nhà bán lẻ.

Trên đây là tóm tắt sơ lược về lĩnh vực phân phối thương mại, hy vọng bài viết sẽ giúp cho  mọi người có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này.

 Nguồn tài liệu: Một số trang web dùng để tham khảo các thuật ngữ nêu trên.

https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-lam/kien-thuc-kinh-te/epe-la-gi-dieu-kien-va-thu-tuc-thanh-lap-doanh-nghiep-epe

https://www.international-arbitration-attorney.com/vi/icc-incoterms-in-international-trade/

https://doortodoorviet.com/nhung-thuat-ngu-tren-van-don-bill-of-lading-can-biet/

https://fastdo.vn/kenh-phan-phoi/

 

 

QooQ