Làm sao để cải thiện tiếng Anh khi chúng ta không biết bắt đầu từ đâu?

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Nhânsự_Kỹnăng

1. Nghe và lặp đi lặp lại:

Sử dụng video ngắn để bắt chước theo cách nói, tông giọng của nhân vật trong clip

Podcast là một nguồn tuyệt vời để bạn có thể tìm các audio có độ dài vừa phải, không chỉ có tiếng Anh mà còn nhiều ngôn ngữ khác nhau. Điều quan trọng là bạn có thể mang audio theo bất cứ đâu bằng điện thoại của mình. Bạn có thể thử nghe các podcast nước ngoài thực tế hoặc các bài podcast được nói dành riêng cho người học ngoại ngữ

2. Viết nhật ký:

Mục đích của việc viết nhật ký bằng tiếng Anh là để bạn chủ động hơn trong việc sử dụng vốn từ vựng mới của mình và học cách thể hiện bản thân bằng ngoại ngữ. Việc có một cuốn từ điển trong khi viết nhật ký cũng là một điều rất hữu ích, phòng khi bạn cần tra cứu một vài từ nào đó.

Một chủ đề gần gũi khác mà bạn sẽ có cảm hứng viết là hãy nói về những điều mà bạn yêu thích, có thể là thú cưng, gia đình, bạn bè,... Sẽ thật khó để có thể cảm thấy nhàm chán hoặc mất tập trung vào những chủ đề như thế! Bạn cũng có thể viết về một hoạt động như bơi lội hoặc đi bộ, v.v...

3. Xem các chương trình tiếng Anh có phụ đề:

Xem TV và phim nước ngoài là một cách thú vị để giúp bạn luyện nghe. Nhưng đừng chỉ ngồi khoanh chân lên và thưởng thức nó! Bạn hãy xem những chương trình có phụ đề tiếng Anh để có thể theo dõi được nội dung trong khi vẫn học được các từ và cụm từ mới.

4. Ghi âm bài nói của bản thân:

Hãy thử tự ghi âm lại bài đọc của bạn trên điện thoại, đọc to hoặc đơn giản là nói một điều gì đó, sau đó nghe lại để xem bạn cần tiếp tục luyện phát âm những từ vựng nào.

Mặc dù việc này nghe có thể hơi buồn cười, nhưng nó thực sự hữu ích trong việc phát hiện ra những thói quen phát âm sai và cần phải sửa chữa. Ví dụ như người Việt khi ngập ngừng thường sẽ sử dụng hô ngữ “ờ” điều này lại rơi vào mạo từ “a” trong tiếng Anh, điều này có thể gây hiểu lầm cho người bản xứ khi giao tiếp với họ.

Một trong những cách đơn giản nhất để có nguồn tài liệu nói cho bài thực hành này là lấy một nội dung bất kỳ mà bạn đã viết trong nhật ký của mình hoặc một bài báo và ghi âm lại.

5. Ghi nhớ “Một từ vựng mỗi ngày”:

Bạn hãy cố gắng thành thạo một từ hoặc cụm từ mới mỗi ngày. Và đừng chỉ ghi nhớ mỗi định nghĩa của nó - hãy cố gắng sử dụng nó trong một tình huống hay hoàn cảnh cụ thể, giữ nó trong đầu bạn suốt cả ngày hoặc viết vào nhật ký. Đây là một cách đơn giản và hiệu quả để đảm bảo vốn từ vựng của bạn luôn được cải thiện và phát triển.

Các bài báo, tạp chí luôn là một nguồn tuyệt vời cho phương pháp này vì chúng sử dụng ngôn ngữ, văn phong đời thường, rất phù hợp cho những ai muốn học từ vựng tiếng Anh thực tế. Bất cứ khi nào bạn gặp một từ trong một bài báo mà bạn không biết, hãy biến nó thành “từ vựng trong ngày”.

6. Nghe sách nói:

Lợi ích của việc nghe sách nói là không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình tiết của câu chuyện mà còn cả ngữ điệu và trọng âm trong khi sử dụng tiếng Anh. Ngoài ra, đây cũng là một nguồn luyện nghe tuyệt vời bởi khi bạn rơi vào cuộc phiêu lưu, lãng mạn hay bí ẩn của một cuốn sách hay, bạn sẽ tiếp nhận ngôn ngữ dễ dàng hơn và nghe nó trong một thời gian dài hơn.

Bên cạnh đó, bạn có thể nghe sách nói khi đang làm bất cứ việc gì, từ dọn dẹp nhà cửa đến lái xe!

Hãy bắt đầu với một chủ đề dễ dàng như các câu chuyện dành cho thiếu nhi hoặc một cuốn sách mà bạn đã đọc (Ví dụ, “Harry Potter” là một cuốn sách đặc biệt dành cho những ai mới bắt đầu học ngoại ngữ).

7. Chuyển đổi cài đặt trên các thiết bị, ứng dụng công nghệ:

Bạn cũng có thể chuyển tất cả cài đặt ngôn ngữ trên điện thoại, máy tính bảng hoặc email của mình sang tiếng Anh. Đây là một mẹo nhỏ giúp bạn có thể quen với việc đọc tiếng Anh mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể tải các ứng dụng tiếng Anh hiện nay vào các thiết bị thông minh để luyện tiếng Anh khi có thời gian. 
Nguồn : Britsh Council

QooQ