Những người có khả năng xây dựng mối quan hệ thì tập trung vào "...". Giải pháp "tối ưu" cho các vấn đề trong mối quan hệ.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Nhânsự_Kỹnăng


Ai cũng có lúc cảm thấy bất lực trong công việc hay trong các mối quan hệ và nghĩ rằng “năng lực của bản thân không thể giải quyết được việc này...”. Những lúc như thế, thay vì bỏ cuộc, bạn làm thế để giải quyết tốt vấn đề và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người khác?

Ông Sawaen, cựu giám đốc điều hành của Microsoft Nhật Bản và hiện là Giám đốc điều hành của Công ty cổ phần Ensow cho rằng: Vấn đề trong các mối quan hệ giữa người với người là “người khác sẽ không hành động theo cách bạn muốn”, nên việc quan trọng là bạn phải "tập trung vào những gì mà bản thân mình có thể kiểm soát".

[VẤN ĐỀ LÀ HÌNH DUNG VÀ SUY NGHĨ]

Trong công việc hay trong các mối quan hệ nhân sinh, vào những lúc bạn cảm thấy “dù bản thân có làm thế nào đi nữa cũng không thể được”, chúng tôi khuyên bạn hãy sử dụng ma trận “4 góc phần tư” nổi tiếng và tìm ra những việc mình có thể làm. Chẳng hạn, hãy thử sắp xếp chúng như sau: [Có thể kiểm soát/ Không thể kiểm soát], [Mức độ quan trọng, cần thiết hay ưu tiên cao/ Mức độ quan trọng, cần thiết hay ưu tiên thấp].


Những thứ có thể kiểm soát được và có độ cần thiết cũng như mức độ cấp bách cao (góc phần tư thứ nhất) thì lựa chọn là “làm ngay”. Sau đó, những thứ có thể kiểm soát được nhưng mức độ cần thiết và mức độ ưu tiên thấp (góc phần tư thứ 2) thì hãy “nghĩ đến chúng khi bạn có thời gian rảnh”. Điều này bao gồm cả việc giúp đỡ người khác, đó là điều bạn có thể làm khi bạn thấy thích chứ không phải là nghĩa vụ của bạn.

[TẬP TRUNG VÀO NHỮNG VIỆC BẠN CÓ THỂ LÀM]

Điểm mấu chốt là những việc bạn không thể kiểm soát nhưng lại có mức độ cần thiết mà ưu tiên cao (góc phần tư thứ 3).Trong trường hợp này, điều quan trọng là phải quan sát vấn đề một cách cẩn thận, chia nó thành nhiều phần nhỏ và suy nghĩ xem “Có vấn đề nào mà bản thân có thể thay đổi hay không?”. Cho dẫu nó là thứ khó có thể thay đổi thì cũng đừng dễ dàng từ bỏ mà hãy cố gắng tự hỏi rằng “Liệu có phần nào mình có thể kiểm soát hay không”.

Sau đó, hãy tìm những thứ mà bạn có thể chuyển từ “quan sát ở góc phần tư thứ 3” sang “hành động ở góc phần tư thứ nhất”. Nếu bạn có thể tự kiểm soát nó, hãy “làm ngay”.

Chẳng hạn, việc loại bỏ hoàn toàn các cuộc họp báo cáo có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn chia nhỏ các vấn đề một cách chi tiết, chẳng hạn như chương trình làm việc, thành phần tham gia, thời gian và địa điểm, bạn có thể đưa ra đề xuất như “Tại sao không thực hiện trực tuyến để giảm thời gian đi lại?”. Tương tự, nếu bạn muốn tập trung làm việc vào buổi sáng nhưng lại phải họp, bạn có thể đề nghị chuyển sang buổi tối.

Ngoài ra, những thứ không thể kiểm soát được và có tầm quan trọng hoặc mức độ ưu tiên thấp (góc phần tư 4) thì cứ để yên cũng được.Tuy nhiên, góc phần tư có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy thỉnh thoảng nên kiểm tra lại.

[TIỀN ĐỀ CHỦ YẾU LÀ “TÔI VÀ BẠN KHÁC NHAU”]

Nếu các vấn đề trong mối quan hệ giữa người với người cũng được sắp xếp thành 4 góc phần tư [Có thể kiểm soát/ Không thể kiểm soát], [Mức độ quan trọng, cần thiết hay ưu tiên cao/ Mức độ quan trọng, cần thiết hay ưu tiên thấp] thì có thể làm rõ hành đồng nào mà bản thân có thể làm được.

Tôi tin rằng những vấn đề trong mối quan hệ giữa con người với nhau sẽ được giải quyết khi chúng ta thừa nhận rằng “bạn và tôi khác nhau”.“Bạn và tôi khác nhau” đồng nghĩa với việc “người khác sẽ không hành động theo cách bạn muốn”. Dựa trên cách hiểu này, tôi nghĩ mọi người sẽ có thể tránh được việc kỳ vọng quá nhiều vào người khác.

Mọi người thường kỳ vọng quá nhiều vào người khác và rồi khi cảm thấy kỳ vọng của mình không được đáp lại, họ trở nên thất vọng hoặc giận dữ.Tuy nhiên, hiếm khi mọi chuyện diễn ra đúng như mong đợi. Vì vậy, biện pháp tốt nhất là hãy sử dụng “ma trận 4 góc phần tư” để tìm ra những thứ mà bạn có thể kiểm soát được và tập trung vào chúng thôi.

[NHÌN THẤY “BỨC TRANH TOÀN CẢNH” CỦA ĐỐI PHƯƠNG, CHỨ KHÔNG CHỈ LỜI NÓI]

Một điểm quan trọng nữa là khi một người phát ngôn, hãy cố gắng nhìn toàn thể con người họ chứ đừng chỉ chăm chăm vào lời họ nói. Hãy xem xem người đó có lối sống như thế nào, hành vi như thế nào, tính cách như thế nào và người đó có tương thích với bạn hay không? Điều quan trọng là phải xem xét từ ngữ được nói trong bối cảnh như thế nào, quan sát “bức tranh toàn cảnh” của đối phương và hiểu ý nghĩa thực sự trong lời nói của họ.

Mọi người đã từng trải qua chuyện thế này chưa? Mặc dù quản lý đã nói, “Bạn có thể thảo luận với tôi bất cứ lúc nào,” nhưng khi bạn định thảo luận với anh ấy thì người quản lý có vẻ bận rộn và bạn cảm thấy bối rối, nghĩ rằng, “Anh ấy sẽ không lắng nghe tôi”. Tuy nhiên, việc chỉ nghĩ rằng “người kia không hành động như mình muốn” hay “người kia không nghe lời khuyên của mình” sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy bất an, và việc hiểu lầm vẫn cứ tồn tại. Đôi khi là vì họ không có kế hoạch cho việc thảo luận, có thể họ đang quá bận. Có lẽ sẽ có lúc bạn nảy sinh cảm giác nghi ngờ rằng người quản lý không muốn thảo luận với mình. Nhưng không có mối tương quan nào giữa những lời nói và hành động này cả; họ không trốn tránh bạn, họ chỉ là không có dự định trước cho việc thảo luận đó thôi. Nếu nghĩ như vậy, chẳng phải bạn sẽ thấy khá hơn sao.

Giả sử có bằng chứng cho thấy người kia đang tránh mặt bạn, “người kia sẽ không làm điều bạn muốn”. Trong trường hợp đó, bạn nên hiểu rằng câu nói “Xin hãy đến nói chuyện với tôi bất cứ lúc nào” chỉ là một cách chào hỏi của người quản lý đó chứ không có ý nghĩa gì cả. Lời chào không nhất thiết phải là “xin chào”, và khi người ta nói “xin hãy đến thảo luận với tôi bất cứ lúc nào” thì không phải họ đang dùng theo nghĩa đen theo mặt chữ của nó đâu. Mọi chuyện là như vậy đó.

[LUÔN QUAN TÂM ĐỂ TẠO MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜI]

Suy nghĩ cho rằng các nhà quản lý phải luôn lắng nghe ý kiến và ưu tiên lịch trình của các thành viên chắc chắn sẽ khiến họ tức giận. Tuy nhiên, chỉ cần nhận ra rằng “bạn và tôi khác nhau”, bạn sẽ có thể tập trung vào “những gì bạn có thể kiểm soát” và thoát khỏi những mối quan hệ rắc rối.

Ngoài ra, “Không mong đợi quá nhiều từ người khác” cũng là một điều tuyệt vời mà bạn có thể kiểm soát được. Trên hết, điều quan trọng là phải luôn có tư duy “xây dựng những mối quan hệ tốt nhất giữa con người với nhau”. Bản thân tôi đã trải qua điều này nhiều lần khi còn làm việc tại Microsoft và khi các nhà quản lý từ nước ngoài đến gặp tôi, họ hầu như không nói về công việc. Tuy vậy, điều tôi làm là giữ một tâm trí cởi mở và cố gắng hòa hợp với người khác. Lý do là vì nếu ta đã xây dựng được mối quan hệ tốt giữa mọi người với nhau thì việc duy trì giao tiếp sẽ dễ dàng hơn thậm chí kể cả khi xảy ra những việc rắc rối sau này.

Mặc dù tôi nhận thức rõ ràng rằng “Tôi khác với những người khác”, nhưng tôi luôn cố gắng quan tâm nhiều nhất có thể để xây dựng mối quan hệ tốt với người khác. Bằng cách cứ giao tiếp như vậy, các mối quan hệ của con người sẽ không còn là gánh nặng mà sẽ chuyển thành những nơi chúng ta có thể mang lại những giá trị phong phú cho nhau.

Nguồn: https://studyhacker.net/madoka-sawa-meta-shikou03

QooQ