Những điều cần lưu ý về Luật nhà ở 2014 (Phần 1)

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

LuậtBấtđộngsản-Đấtđai

 

  1. Theo quy định tại Điều 7 và Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở 2014, đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: 

  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài:

  • Có đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật liên quan;

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, VPĐD của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam;

  • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

  1. Theo quy định tại Điều 8, Khoản 2 Điều 159 và Điều 160 của Luật Nhà ở 2014, điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà như sau:

  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước;

  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; 

  • Cá nhân, tổ chức người nước ngoài đảm bảo các điều kiện sau: 

  • Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì phải có giấy Chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

  • Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, VPĐD của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

  • Đối với cá nhân nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

  • Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

  • Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây: 

  • Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mai của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

  1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Nhà ở 2014, hình thức phát triển nhà ở bao gồm phát triển nhà ở theo dự án và phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.

  2. Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở 2014, dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật này bao gồm: 

  • Dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo công trình nhà ở độc lập hoặc một cụm công trình nhà ở; 

  • Dự án đầu tư xât dựng khu nhà ở có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ tại khu vực nông thôn; 

  • Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hoặc dự án sử dụng đất hỗn hợp mà có dành diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở;

  • Dự án đầu tư xây dựng công trình có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

  1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật Nhà ở 2014, các trường hợp phát triển nhà ở bao gồm: 

  • Phát triển nhà ở thương mại;

  • Phát triển nhà ở xã hội;

  • Phát triển nhà ở công vụ;

  • Phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư;

  • Phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.

QooQ