Những thông tin về Cam Kết Bảo Mật Thông Tin - Non-disclosure agreement (NDAs) - Phần 1

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2023

LuậtKhác Nhânsự_Hànhvitổchức



Nghị định số 13/2023/NĐ-CP do Chính phủ ban hành vào ngày 07.14.2023 về việc Bảo vệ dữ liệu cá nhân đã góp phần cải thiện đáng kể các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm phù hợp với Quy Định Chung Về Bảo Vệ Dữ Liệu (GDPR)

Bên cạnh đó, nghị định này đã ghi nhận một cách toàn diện các quyền lợi cơ bản của cá nhân là chủ thể dữ liệu, và đặt ra các yêu cầu kỹ thuật và pháp lý cho các doanh nghiệp xử lý, kiểm soát dữ liệu của công dân Việt Nam.

Tại các doanh nghiệp, việc thực hiện bảo mật thông tin là một bước quan trọng để thực hiện theo tinh thần của nghị định trên. Giữa Doanh nghiệp và người lao động, Doanh nghiệp và khách hàng,.... đều cần có các Cam kết bảo mật nhằm đảm bảo rằng các thông tin tuyệt mật sẽ được tuân thủ.

Cam kết bảo mật - Non-disclosure agreement (NDAs) là gì?

Cam kết bảo mật thông tin là thỏa thuận về việc không tiết lộ thông tin giữa bên sở hữu thông tin và bên được biết thông tin đó. Cam kết bảo mật thông tin đưa ra những ràng buộc nhất định nhằm đảm bảo tính bảo mật của thông tin được an toàn nhất. Đây được coi là một biện pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập trái phép từ bên ngoài vào hệ thống nội bộ; hạn chế đến mức thấp nhất bị đánh cắp thông tin, có thể dẫn đến những rủi ro vô cùng nghiêm trọng đối với các cá nhân, công ty.

Mục đích của Cam kết bảo mật thông tin tạo ra khuôn khổ pháp lý để bảo vệ ý tưởng và thông tin khỏi bị đánh cắp hoặc chia sẻ với đối thủ cạnh tranh hoặc bên thứ ba.

Việc vi phạm thỏa thuận Cam kết bảo mật thông tin sẽ gây ra một loạt hậu quả pháp lý, bao gồm kiện tụng, phạt tài chính và thậm chí cả cáo buộc hình sự.

QooQ