ĐỂ HÒA HỢP VỚI “NHỮNG NGƯỜI KHÓ HÒA HỢP” NƠI CÔNG SỞ. NHỮNG VIỆC KHÔNG NÊN LÀM ĐỂ GIẢI QUYẾT RẮC RỐI (Phần 2/3)

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2023

Nhânsự_Kỹnăng

Không thể hiện sự yếu đuối trước những người hung hăng

Khi gặp một người hung hăng, bạn có trở nên rụt rè, lảng tránh ánh mắt hoặc tỏ ra bối rối một cách không cần thiết không? Có lẽ, hành vi thể hiện sự yếu đuối như vậy có thể khuyến khích thái độ hung hăng của một người.

Trong tác phẩm nghiên cứu “Danh sách những điều bạn không cần nghĩ đến trong một xã hội căng thẳng”, bác sĩ tâm thần Chisuke Inoue đã mô tả tâm lý của những người như vậy như sau:
  • Họ cảm thấy như họ đang kiểm soát và họ có quyền làm điều đó.
  • Cảm giác có thể kiểm soát người khác (hoàn cảnh) này được gọi là “sự tự tin vào năng lực bản thân” và nó thực sự là một cảm giác rất dễ chịu đối với con người. Nói cách khác, những người hung hăng sẽ luôn sẵn sàng làm nhiều hơn để có được sự dễ chịu đó.
Vậy chúng ta nên ứng phó như thế nào?

Ví dụ, bạn nhận được sự tức giận một cách khác thường cho lỗi đánh máy trong tài liệu mà bạn đã gửi, và có vẻ đó không chỉ vì bản thân cái sự lỗi, mà là sự phủ nhận tư cách của bạn. Trong những tình huống như vậy, hãy bình tĩnh nhìn thẳng vào mắt đối phương, đứng thẳng người và giữ thái độ kiên quyết.

Tuy nhiên, cũng không được có thái độ bật lại theo kiểu "Anh/chị đừng có mà tức giận như thế!". Như ông Hirano đã nói, đối với những người hung hăng, “sự đối đầu" chính là “niềm vui”. Nếu bạn không kìm chế được mà bật lại, sẽ có thể làm họ hả hê hơn.

Vì vậy, ông Hirano khuyên bạn nên “tìm ra một điểm để đồng ý với đối phương”. Khi đó nếu người kia “muốn phản bác bạn sẽ không thể không tự phản bác chính mình”. Kết quả là bạn có thể khiến họ "bối rối".

Như trong ví dụ trước, bạn chỉ cần kết thúc cuộc giao tiếp bằng cách nói rằng: "Em xin lỗi vì lỗi đánh máy. Đúng như anh/chị đã nói. Cảm ơn anh/chị đã chỉ cho em!". Điều quan trọng là không đứng trên cùng một đấu trường với những người hung hăng.

Đừng phủ định “người luôn bất bình và bất mãn”

Chỉ ra từng lỗi nhỏ trong câu từ giữa cuộc trò chuyện hoặc cố tình kể về câu chuyện thất bại trong quá khứ của một người đang được khen ngợi. Bạn đã bao giờ lỡ than phiền với một người có thái độ như vậy, để rồi nhận ra rằng những lời phàn nàn của người kia còn nhiều hơn và không thể dừng lại được chưa?

Khi phải nghe suốt những lời kêu ca than thở thì bạn sẽ có xu hướng muốn đáp trả lại, nhưng làm vậy có thể khiến cuộc trò chuyện kéo dài ra thêm. Tốt hơn hết là thể hiện một tư thế lắng nghe và hoàn toàn kiên nhẫn. Bạn cũng có thể "giả vờ" lắng nghe đúng không.

Bà Rika Oota, cựu quản lý Amazon Nhật Bản và là một trong những tác giả cuốn sách “Sự quản lý tuyệt vời của Amazon”, nói: “Hãy lắng nghe mọi thứ, cho dù đó là lời phàn nàn hay bất mãn”.
  • Điều tuyệt đối không nên làm là phủ nhận một cách áp đặt, trách mắng nặng nề, hoặc bỏ ngoài tai như thể không có chuyện gì xảy ra.
  • Nếu làm vậy sẽ khiến cho việc xây dựng mối quan hệ tin cậy là không thể làm được.
  • Và tất nhiên, sẽ là NG (no good) khi cùng nhau than phiền, bất mãn.
Điều quan trọng được đề cập ở đây là không chỉ không phủ nhận mà cũng không được đồng tình.
Bà Junko Okamoto, nhà khai vấn cấp cao và là một chiến lược gia truyền thông, còn được gọi là "huyền thoại gia sư" nói: Khi bạn tỏ ra đồng cảm với những lời phàn nàn và kêu ca, đối phương sẽ nhận định rằng "Quan điểm của mình đã được thừa nhận là đúng đắn" và họ sẽ nghĩ rằng mình nên tiếp tục nói điều đó.

Có lẽ bạn đang nghĩ: “Vậy thì nên làm gì nếu không thể phủ nhận hoặc đồng tình?” đúng không, Bà Okamoto gợi ý bạn nên làm như sau:
  • "Chuyển hướng cuộc trò chuyện"
  • "Đặt câu hỏi cho đối phương"
  • "Truyền đạt cảm nghĩ của bản thân một cách chân thành"
Nếu rơi vào tình huống như vậy trong thực tế, bạn có thể cân nhắc phương pháp như ví dụ sau:
  • "Tôi cũng không biết nữa. Mà hình như trời sắp mưa á ha, cậu có đem dù theo không?" (Chuyển chủ đề)
  • “Vậy bạn nghĩ tôi nên làm gì?” (đặt câu hỏi)
  • "Khi nghe những câu chuyện mang tính phê phán như vậy thì tôi sẽ cảm thấy bị xuống tinh thần, nên là tôi thường né tránh các chủ đề đó." (bày tỏ cảm xúc)
Bà Okamoto cũng lưu ý, đặc biệt khi sử dụng phương pháp thứ ba, mấu chốt của “bày tỏ cảm xúc một cách trung thực” không phải là “đổ lỗi cho người khác” mà là “tự đặt mình vào vị trí chủ thể của vấn đề”.

Trong cuộc trò chuyện, ai cũng sẽ nghĩ rằng ý kiến của mình là đúng. Bạn đã bao giờ thấy mình chỉ khăng khăng về sự đúng đắn của bản thân và phủ nhận người khác, để rồi dẫn đến một cuộc tranh cãi không có hồi kết chưa? Khi đặt bản thân làm chủ thể của vấn đề, hãy luôn ghi nhớ việc tập trung vào "cảm xúc của bản thân" chứ không phải là "tính đúng sai" của câu chuyện.


(còn tiếp)

QooQ