Doanh nghiệp Nhật bản tăng trưởng vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam năm 2022.

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2022

Nhânsự_VănhóaNhậtBản

1. Thống kê tình hình đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam năm 2022

Sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thị trường Việt Nam đã trở mình đứng dậy một cách nhanh chóng, theo thống kê năm 2022 tình hình đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam tăng trưởng mạnh.

Tính lũy kế đến ngày 20/3/2022, cả nước có 34.815 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 422,84 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt trên 256 tỷ USD, bằng 60,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Trong đó, Dòng vốn FDI từ Nhật vào Việt Nam có sự tăng trưởng ấn tượng bất chấp những khó khăn, thách thức do tác động của dịch COVID-19 thể hiện niềm tin của doanh nghiệp FDI Nhật Bản và sức hút của thị trường Việt Nam. Đây cũng là cơ hội tốt để tiếp tục mở rộng hợp tác đầu tư giữa hai bên trong bối cảnh mới.

Theo kết quả khảo sát hơn 1.800 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài trong năm tài chính 2022 được Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố mới đây cho thấy:


Năm 2021

Năm 2022

Tỷ lệ 

Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong 1-2 năm tới

55,3%

60%

⏫4,7%

Doanh nghiệp hoạt động có lãi 

54,33%

59,5%

⏫5,17%

Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần

87,9%

87,9%



JETRO nhận định rằng các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng gắn bó lâu dài với thị trường Việt Nam hơn trong những năm tới.

Không chỉ những doanh nghiệp Nhật Bản mà làn sóng ngân hàng Nhật đầu tư vào Việt Nam liên tục diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua. Ngân hàng Nhật ghi dấu ấn mạnh mẽ tại Việt Nam

Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Mizuho và SMBC là 3 ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản đều đã trở thành cổ đông chiến lược tại 3 ngân hàng lớn của Việt Nam là VietinBank, Vietcombank và VPBank.

Points scored 

VPBank ký thỏa thuận phát hành riêng lẻ 15% vốn điều lệ cho Ngân hàng SMBC, với giá trị 1,5 tỷ USD (khoảng 35.900 tỷ đồng). Đây là thương vụ có giá trị kỷ lục trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam từ trước tới nay.

Ngoài ra, Mizhuho Bank mong muốn 170 triệu USD mua 7,5% cổ phần MOMO.

Theo thông tin từ Nikkei Asia, Mizuho Bank dự định đầu tư tối đa 20 tỷ yên (170 triệu USD) để mua 7,5% cổ phần trong M-Service trước cuối năm nay.

Với riêng các ngân hàng Nhật Bản, cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản kinh doanh lâu đời và hiệu quả tại Việt Nam là nguồn thúc đẩy để các ngân hàng này tăng vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam.

2. Lý giải sức hút của thị trường Việt Nam đối với nhà đầu tư Nhật Bản

Theo JETRO, nguyên nhân chính giúp cải thiện lợi nhuận kinh doanh tại Việt Nam, cả trong lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất là:

2.1 Do kinh tế xã hội của Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.

2.2 Dân số trẻ

2.3 Nguồn nhân lực dồi dào

2.4 Chính phủ và chính quyền Việt Nam năng động, nhiệt tình

2.5 Tình hình chính trị, xã hội ổn định

2.6 Các khu công nghiệp của Việt Nam hiện đang phát triển

2.7 Điều kiện sống tuyệt vời

Ông Nakamura Minoru, Giám đốc Công ty TNHH Morinaga Milk Việt Nam (hoạt động trong ngành nguyên liệu sữa), cho biết 3 lý do chính yếu Công ty đã quyết định lựa chọn đầu tư vào Việt Nam.


- Thứ nhất là những hỗ trợ từ phía Chính phủ Việt Nam với nhiều chính sách khuyến khích, trợ giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài.

- Thứ hai là xu hướng phát triển của thị trường nói chung và có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm liên tục tăng trưởng trong những năm qua.

-Thứ ba là dân số Việt Nam liên tục tăng, mức sống, thu nhập của người dân cũng tăng cao.


Ông Tạ Đức Minh – Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản nhận định, mặc dù dòng vốn FDI của Nhật Bản ra thế giới giảm 49% trong nửa đầu năm 2022 so với cùng kỳ 2021; nhưng trong các đối tác hàng đầu về đầu tư của Nhật Bản, vốn đầu tư FDI sang Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng hơn 45% năm 2022. Cùng với đó, các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản như Tập đoàn EREX, JERA, MUJI hay các chuỗi cửa hàng bán lẻ như Ministop, FamilyMart, 7-Eleven…hiện nay đã có mặt tại Việt Nam và hứa hẹn sẽ ngày càng mở rộng thị trường hoạt động, tăng vốn sản xuất các sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam.


Tính trên tất cả thị trường châu Á - Thái Bình Dương mà Jetro khảo sát, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật dự định mở rộng kinh doanh tại Việt Nam chỉ đứng sau Ấn Độ và Bangladesh. Khảo sát được tiến hành từ 22/8 - 21/9/2022.Có 54,4% doanh nghiệp Nhật thuộc ngành chế tạo muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam, tăng 2,7 điểm phần trăm so với 2021. Trong khi, ngành phi chế tạo là 65,9%, tăng 7,2 điểm phần trăm. Đặc biệt, ngành phi chế tạo quy mô vừa và nhỏ có mong muốn mở rộng tăng mạnh.


Theo Jetro, điểm nổi bật là doanh nghiệp muốn mở rộng chức năng bán hàng khá nhiều.


Doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc mong muốn chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam
Những năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản luôn tìm kiếm cơ hội đặt chân vào thị trường Việt Nam.

3. Ưu điểm của thị trường Việt Nam so với năm 2021

3.1 Hoạt động của nhà máy đã trở lại bình thường, xuất nhập khẩu đã năng động hơn và thị trường tiêu thụ đã phục hồi.

3.2 Với dân số 99 triệu người, tầng lớp trung lưu đang phát triển

3.3 Việt Nam đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA)...

3.4 Bên cạnh đó, tiền lương của Việt Nam ở mức tương đối thấp trong ASEAN, lao động dồi dào ở các địa phương đang nỗ lực xây dựng nhiều khu công nghiệp

Thống kê năm 2022:


Nhà đầu Nhật Bản 

Nhà đầu tư Hàn Quốc

Đầu tư mới và mở rộng
+ lĩnh vực như năng lượng, bán lẻ, điện và điện tử.

4,56 tỷ USD

53,1 tỷ USD(chiếm 73,5% tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam;)


Như vậy có thể khẳng định, Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tư không thể bỏ qua của các công ty Nhật Bản.

QooQ