HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

LuậtLaođộng

CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Bộ luật Lao động 2019;

Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

  1. Những trường hợp Hợp đồng lao động vô hiệu 

Hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng lao động nói riêng, các giao dịch trên chỉ phát sinh hiệu lực khi đảm bảo các điều kiện sau: 

– Chủ thể phải có năng lực pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập; 

– Chủ thể tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng hoàn toàn tự nguyện; 

– Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm các điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Điều này đồng nghĩ với việc, nếu hợp đồng lao động vi phạm một trong những điều đã nêu trên sẽ được xem là vô hiệu, không phát sinh hiệu lực phát luật. Bên cạch đó, pháp luật về lao động có quy định về trường hợp Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ và Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần. 

Thứ nhất, Hợp đồng lao động vô hiệu toàn phần (khoản 1 Điều 49 Bộ luật Dân sự 2019), trong trường hợp này toàn bộ những điều khoản mà hai bên giao thoả thuận trong Hợp đồng lao động sẽ vô nghĩa, không phát sinh ràng buộc các bên.

1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:

a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;

b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;

c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.”

Thứ hai, Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần (khoản 2 Điều 49 Bộ luật Dân sự 2019). Theo đó thì nếu một hoặc một số phần sai phạm về điều kiện, tuy nhiên việc sai phạm trên tại những điều đó không ảnh hưởng đến những phần (điều khoản) khác trong Hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, không nhất thiết phải để cho toàn bộ nội dung của Hợp đồng lao động vô hiệu. Như vậy, thì ngoại trừ những phần bị tuyên vô hiệu, thì những điều khoản còn lại sẽ phát sinh hiệu lực bình thường.

“2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.”

  1. Xử lý khi Hợp đồng lao động vô hiệu

Thứ nhất, trường hợp Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động (Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP); toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm (Điều 11 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

Khi Hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu thì Người lao động và Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn giữa giao kết lại Hợp đồng lao động hoặc không. Nếu các bên đồng ý ký lại thì những nội dung thảo thuận lần này không được trái với quy định; khoảng thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của người lao động cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động. Còn nếu các bên không đồng ý ký lại, Hợp đồng lao động sẽ bị chấm dứt; giải quyết quyền và lợi ích của Người lao động không thấp hơn quy định pháp luật; giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho Người lao động.

Thứ hai, trường hợp Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần (Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

“Điều 9. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần

Việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và pháp luật.

2. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong thời gian từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi hợp đồng lao động được sửa đổi, bổ sung thì được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên phải thỏa thuận lại mức lương cho đúng quy định và người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận lại so với tiền lương trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để hoàn trả cho người lao động tương ứng với thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu.

3. Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì:

a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều này;

c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;

d) Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.”

#trucha #agshcm #luatlaodong


QooQ