TẠI SAO NGƯỜI LÀM VIỆC NHANH COI TRỌNG CÁC MỐI QUAN HỆ

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

Nhânsự_Kỹnăng

Những người làm việc nhanh có nhiều đặc điểm khác nhau, nhưng theo Yoshihiro Oshima, người từng đảm nhiệm vị trí huấn luyện điều hành sau khi làm việc tại McKinsey & Company, một công ty tư vấn lớn của nước ngoài, cho rằng “kỹ năng giao tiếp tốt” là chính là một trong số đó.

"Lập tức lắng nghe" để xây dựng mối quan hệ tin cậy với người xung quanh

Một trong những đặc điểm mà tôi thấy trong cách giao tiếp của những người làm việc nhanh nhẹn mà tôi đã từng gặp là họ “lập tức lắng nghe”.

Để hoàn thành tốt công việc một cách nhanh chóng cần phải thu thập được nhiều thông tin từ nhiều người cả trong và ngoài công ty. Đó là lý do tại sao những người làm việc nhanh nhẹn sẽ nhanh chóng lắng nghe và nắm bắt được nhiều thông tin.

Những người như vậy, sẽ lắng nghe các câu chuyện từ nhiều người ở các phòng ban. Nội dung không phải lúc nào cũng liên quan trực tiếp đến công việc, chẳng hạn như “Tôi được giao nhiệm vụ đề xuất một dự án như thế này, bạn có ý tưởng nào hay không?” Nếu bạn chăm chú lắng nghe, ngay cả khi đó chỉ là một cuộc trò chuyện bình thường, bạn cũng có thể xây dựng mối quan hệ tin cậy với những người xung quanh. Nếu bạn làm điều này, thay vì làm việc một mình, bạn có thể nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ những người xung quanh, giúp bạn tiến bộ nhanh hơn trong công việc của mình.


"Cho đi" và "Nhận lại"

Ngoài ra, “lắng nghe”không hẳn là nghe để “hỏi lại” mà chỉ đơn thuần là lắng nghe câu chuyện của ai đó cũng là một phương pháp hiệu quả.

Nếu ai đó đang gặp phải vấn đề phiền não, dù bạn không thể cho họ lời khuyên hữu ích thì chỉ cần lắng nghe họ là đủ. Bằng cách này, nếu bạn "cho" người khác bằng cách lắng nghe, bạn sẽ có thể nhận được nhiều sự giúp đỡ từ những người xung quanh hơn.

Tất nhiên, “cho đi” không có nghĩa là chỉ “lắng nghe”. Khi đi du lịch, công tác mua một vài món quà lưu niệm nhỏ. Nếu ai đó gặp khó khăn trong công việc,sẽ tặng nó cho họ như một món quà động viên tinh thần. Việc tích lũy những điều nhỏ nhặt như thế sẽ tăng “sự nhận lại” từ mọi người xung quanh.

Tạo động lực cho sếp để mọi việc diễn ra suôn sẻ

Ngoài ra, nếu bạn là một nhân viên trẻ, việc giao tiếp với sếp cũng sẽ ảnh hưởng tới tốc độ làm việc của bạn. Cụ thể, việc “đề xuất lợi điểm cho sếp” sẽ giúp bạn tiến triển công việc nhanh hơn.Sếp thường phải đấu tranh với tình thế tiến thoái lưỡng nan “Làm hài lòng bên này thì mất lòng bên kia” trong mối quan hệ với quản lý cấp cao hay với các phòng ban khác trong công ty. Khi đó, nếu bạn có thể đề xuất những lợi điểm cho sếp vượt qua được tình thế ấy thì công việc sẽ được tiến hành thuận lợi hơn.

Giả dụ, khi sếp muốn thông qua một kế hoạch cải tiến kinh doanh nào đó, có nhiều trường hợp sếp phải suy nghĩ lại ``Ý tưởng này có thể gây rắc rối cho bộ phận nào đó".Khi ấy, bạn đề xuất rằng: “Việc này có lẽ sẽ tăng công việc của các bộ phận khác, nhưng nếu nó đem đến những cải tiến lớn trong kinh doanh thì sếp cũng sẽ nhận được nhiều sự đánh giá tích cực hơn”. Nếu sếp quan tâm và thông qua đề xuất cải tiến kinh doanh đó thì đề án sẽ không bị trả lại để chỉnh sửa. Tất cả những điều đó những gì cần thiết để công việc của bạn được thực hiện suôn sẻ và nhanh chóng.

Nguồn:https://studyhacker.net/sachiyo-oshima-interview203

QooQ