Phân biệt nghiệp vụ Kế toán và Kiểm toán

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

TintứcKếtoán TintứcKiểmtoán

1. Định nghĩa về nghiệp vụ kế toán và kiểm toán

    1.1 Nghiệp vụ kế toán là gì?

    " Nghiệp vụ kế toán là những công việc hàng ngày mà người làm kế toán phải thực hiện và hoàn thành theo thời hạn nhất định.

    Đối với các doanh nghiệp với các mặt hàng thương mại khác nhau thì có những công việc cụ thể cho từng đầu việc của kế toán. Cụ thể như: kế toán tổng hợp, kê khai thuế, thu/chi tiền hàng, nhập/ xuất quỹ tiền mặt hoặc chuyển khoản…

    Nhìn chung các công việc của một nhân viên kế toán sẽ là thu thập, nhập liệu và lưu trữ các giao dịch tài chính của doanh nghiệp; và có thể phân tích và giải trình chúng theo yêu cầu của doanh nghiệp. "

    1.2 Nghiệp vụ kiểm toán là gì?

    " Nghiệp vụ kiểm toán là công việc kiểm tra lại dữ liệu và sổ sách của kế toán có tính xác thực và tuân thủ đúng quy định của pháp luật hay chưa. Dựa trên các chứng từ và cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp cung cấp, thực hiện báo cáo tài chính cho doanh nghiệp…

    Nhìn chung nghiệp vụ kiểm toán sẽ bao gồm: lập kế hoạch, xây dựng chương trình, thu thập thông tin, ghi chép, lập báo cáo. "

    2. Phân biệt nghiệp vụ kế toán và kiểm toán

    2.1 Điểm giống nhau

    • Cả 2 nghiệp vụ đều thuộc ngành tài chính.
    • Cả 2 nghiệp vụ đều dựa trên những dữ liệu và con số từ đối tượng cung cấp để đưa ra những thông số báo cáo cuối cùng.

    2.2 Điểm khác nhau

    Đối với nghiệp vụ kế toán
    • Thời điểm bắt đầu: Nhân viên kế toán bắt đầu công việc khi những giao dịch tài chính diễn ra.
    • Kế toán thực hiện công việc theo 4 phương pháp: Chứng từ, tài khoản, tính giá và tổng hợp cân đối.
    • Tính chất công việc: Lưu trữ các sổ sách, bản ghi về giao dịch tài chính.
    • Phạm vi: Chuẩn bị những bản báo cáo về cân đối ngân sách, báo cáo về lợi nhuận và các báo cáo khác theo hướng dẫn của kiểm toán viên.
    • Nhân sự: Là nhân sự của một đơn vị tổ chức, nhận lương theo quỹ lương nhờ lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh của tổ chức đó.
    • Các loại báo cáo kế toán cần làm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bản thuyết minh báo cáo tài chính.
    • Việc chuẩn bị báo cáo: Báo cáo định kỳ theo tháng, năm. Không cần thiết phải chuẩn bị báo cáo ngay khi đã ghi nhập liệu, ghi chép sổ sách.
    • Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm trực tiếp với người quản lý.
    Đối với nghiệp vụ kiểm toán
    • Thời điểm bắt đầu: Là khi công việc của kế toán kết thúc.
    • Hệ thống phương pháp: Chứng từ và ngoài chứng từ
    • Tính chất công việc: Kiểm tra các bản ghi và sổ sách
    • Phạm vi: Kiểm tra xem xét tính khách quan của sổ sách, bản ghi kế toán xem đã tuân thủ các quy định của pháp luật hay chưa
    • Nhân sự: Nhân sự làm việc độc lập hoặc được chỉ định làm việc trong khoảng thời gian nhất định. Nhận thù lao theo hợp đồng làm việc ký kết với doanh nghiệp.
    • Báo cáo: Gồm biên bản kiểm toán và báo cáo kiểm toán.
    • Việc chuẩn bị báo cáo: Cần chuẩn bị, trình bày báo cáo ngay khi hoàn thành xong công việc kiểm toán cho các cơ quan chức năng có liên quan.
    • Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm thi hành theo đúng pháp luật và sở hữu doanh nghiệp hoặc cổ đông.
    Nguồn: https://taf.vn/blog/thong-tin-doanh-nghiep/phan-biet-giua-nghiep-vu-kiem-toan-va-ke-toan.html

    QooQ