Một số vấn đề liên quan đến Văn phòng đại diện của Thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

LuậtThươngmại



1. Một số lĩnh vực hoạt động được phép thành lập Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam 

(tham khảo Trang web_Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương)


STT

(1)

Các Ngành/phân ngành

(2)

Cơ quan quản lý chuyên ngành

(3)

1

Dịch vụ kinh doanh:

 

A- Dịch vụ chuyên môn

1- Dịch vụ pháp lý

Bộ Tư pháp

2- Dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán

Bộ Tài chính

3- Dịch vụ tư vấn thuế

Bộ Tài chính

4- Dịch vụ kiến trúc

Bộ Xây dựng

5- Dịch vụ tư vấn kỹ thuật

 

6- Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị

Bộ Xây dựng

7- Dịch vụ thú y

Bộ Nông nghiệp và PTNT

B- Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan

Bộ Thông tin và Truyền thông

C- Dịch vụ nghiên cứu và phát triển

Bộ Khoa học và công nghệ

D- Dịch vụ cho thuê không kèm người điều khiển

Bộ Công Thương

E- Các dịch vụ kinh doanh khác

1- Dịch vụ quảng cáo

 

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2- Dịch vụ nghiên cứu thị trường

Bộ Công Thương

3- Dịch vụ tư vấn quản lý

Bộ Công Thương

 

4- Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý

Bộ Công Thương

5- Dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp

Bộ Nông nghiệp và PTNT

6- Dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ

Bộ Công Thương

7- Dịch vụ liên quan đến sản xuất

Bộ Công Thương

8- Dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuật

Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và công nghệ

9- Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, máy móc thiết bị

Bộ Công Thương

2

Dịch vụ thông tin

Bộ Thông tin và Truyền thông

3

Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan

Bộ Xây dựng

4

Dịch vụ phân phối

Bộ Công Thương

5

Dịch vụ giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo

6

Dịch vụ môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường

7

Dịch vụ tài chính

Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước

8

Dịch vụ y tế và xã hội

Bộ Y tế

9

Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

10

Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

11

Dịch vụ vận tải

Bộ Giao thông vận tải

12

Các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển

Bộ Công Thương


2. Phạm vi hoạt động của Văn phòng đại diện

Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

Theo đó, các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định bao gồm: hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại (Khoản 10 Điều 3 Luật thương mại 2005).

Tuy nhiên một điểm cần lưu ý là Văn phòng đại diện của Thương nhân nước ngoài không được khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện (theo quy định tại Khoản 2 Điều 91 Luật thương mại 2005). 

Mặc khác, căn cứ theo Khoản 2 Điều 103 Luật Thương mại 2005 thì Văn phòng đại diện cũng không được trực tiếp thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại để thực hiện quảng cáo cho thương nhân mà mình đại diện.

3. Thời hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm, trừ luật có quy định khác. 

Thêm vào đó, Thương nhân nước ngoài được quyền gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi hết thời hạn quy định trong Giấy phép. Hồ sơ gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện phải được nộp trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép hết hạn (theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định 07/2016/NĐ-CP).

#Thảo Nguyễn

#INC

#HCM





QooQ