Một mối quan hệ tốt đẹp được tạo ra từ đâu?

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Nhânsự_Kỹnăng

Đã có ai đó xung quanh bạn khiến bạn phải nghĩ, ``Tôi muốn làm việc với người này!'' hay chưa? Vậy chúng ta phải làm gì để trở thành một con người như vậy?

Điều quan trọng là làm thế nào bạn có thể "tôn trọng" đối phương khi giao tiếp, theo Amane Sawatari, người đã tham gia cải cách tổ chức cho hơn 400 công ty và cơ quan nhà nước, cho biết: “Sự tôn trọng này sẽ ảnh hưởng đến thành công trong kinh doanh tương lai của bạn”.

Tôn trọng là biết đặt mình vào vị trí của người khác

Nói một cách đơn giản, nó có nghĩa là đứng trên quan điểm của người khác mà suy nghĩ. Hãy thử nhìn mọi thứ từ quan điểm của một người ở vị trí khác với bạn. Và học cách chấp nhận những quan điểm đó.

Trái ngược lại chính là sự thiếu tôn trọng. Ví dụ, khi một thành viên trẻ hơn trong nhóm đưa ra đề xuất với bạn, nếu bạn nói là “Em vẫn còn trẻ'' thì sẽ khiến cho nhân viên ấy cảm thấy mình là một con người còn thiếu kinh nghiệm, không chuyên nghiệp trong công việc. Từ đó khiến họ có khuynh hướng rời xa người lãnh đạo và giảm sút hiệu suất làm việc.

Thay vào đó, điều quan trọng là phải nghĩ rằng chúng ta chỉ khác nhau về tuổi tác, vị trí và kinh nghiệm mà thôi. Việc những người có những sự khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau là lẽ đương nhiên. Đó là lý do tại sao bạn không nên chỉ nhìn mọi thứ từ quan điểm của riêng mình.

Không tôn trọng người khác, sẽ không thể làm việc cùng ai

Và sự tôn trọng này sẽ càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh kinh doanh trong tương lai. Điều này là do chúng ta đang bước vào kỷ nguyên “đồng sáng tạo”.

Các vấn đề kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp hơn do sự phát triển của công nghệ và giờ đây cần các chuyên gia am hiểu trong nhiều lĩnh vực hơn để giải quyết. Chúng ta hiện đang sống trong một thời đại mà những mô hình thành công trong quá khứ của các lãnh đạo công ty, giám đốc điều hành và cấp cao không còn được áp dụng nữa.

Để đạt được thành quả trong hoàn cảnh như vậy, chúng ta phải vượt ra ngoài các vị trí, tổ chức và ngành nghề và kết nối với nhiều người để giải quyết vấn đề và tạo ra giá trị. “Đồng sáng tạo” là một từ khóa quan trọng trong bối cảnh kinh doanh trong tương lai.

Sự đồng sáng tạo này cần có sự tôn trọng. Những người không tôn trọng những người xung quanh sẽ không thể kết nối thành công với những người đa dạng có hoàn cảnh, kinh nghiệm và khả năng khác với mình. Đồng thời, sẽ làm giảm hiệu suất làm việc của họ như ví dụ trước. Kết quả là bạn sẽ không thể cũng làm việc với bất kì ai, không thể “đồng sáng tạo” với họ.

Tăng cường “trải nghiệm ngoài khuôn khổ” để đạt được sự tôn trọng

Vậy, người chưa có ý thức tôn trọng người khác thì sau này phải làm gì để tôn trọng người khác đây?

Một giải pháp đó là bạn nên tăng cường trải nghiệm kết nối và cộng tác với nhiều người bên ngoài tổ chức của mình.

Ví dụ: Amane Career đang phát triển một chương trình học tập ngoài khuôn khổ có tên là "Phòng thí nghiệm thay đổi tổ chức". Đây là nơi mọi người từ nhiều công ty và vị trí khác nhau có thể kết nối trực tuyến và thảo luận về chủ đề quản lý, điều hành. Không phân cấp cũng không có mệnh lệnh. Đó là lý do tại sao bạn có thể nhìn thấy góc nhìn của những người tham gia khác, khác với góc nhìn bạn nhìn thấy từ góc độ cứng nhắc của văn hóa tổ chức và những giá trị của chính bạn đã ăn sâu vào bạn từ công ty mà bạn đã làm việc lâu năm.

Bạn cũng có thể thử trải nghiệm ngoài khuôn khổ trong cuộc sống xung quanh mình. Hãy thử tham gia vào một dự án lan tỏa sự tích cực tại khu vực bạn sống hoặc tham gia cộng đồng dành cho người đang đi làm trên SNS để cùng nhau nghiên cứu, học tập. Hãy thử bắt đầu với điều đó, tin rằng một khi bạn bước ra ngoài thế giới khép kín của công ty, bạn sẽ tự nhiên có thể tôn trọng môi trường xung quanh mình.

Nguồn:https://studyhacker.net/amane-sawatari-interview02

QooQ