Những điều cần lưu ý về Luật Nhà ở 2014 (Phần 2)

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

LuậtBấtđộngsản-Đấtđai


  1. Theo quy định tại Điều 67 của Luật Nhà ở 2014, các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở bao gồm: 

  • Vốn của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

  • Vốn vay từ Ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính hoạt động tại Việt Nam

  • Tiền mua, tiền thuê nhà, tiền thuê nhà ở trả trước theo quy định của Luật này

  • Vốn góp thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, cá nhân.

  • Vốn Nhà nước cấp để hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách xã hội thông qua các chương trình mục tiêu về nhà ở và thông qua việc xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua.

  1. Theo quy định tại Điều 68 của Luật Nhà ở 2014, các nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở như sau: 

  • Hình thức huy động vốn phải phù hợp với từng loại nhà ở theo quy định của Luật này. Các trường hợp huy động vốn không đúng hình thức và không đáp ứng đủ điều kiện đối với loại nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì không có giá trị pháp lý.

  • Tổ chức, cá nhân huy động vốn phải có đủ điều kiện để huy động vốn theo quy định của pháp luật về nhà ở. 

  • Bảo đảm công khai, minh bạch; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có vốn cho phát triển nhà ở.

  • Tổ chức, cá nhân sử dụng đúng vốn đã huy động theo đúng mục đích phát triển của nhà ở, không sử dụng cho các dự án khác hoặc mục đích khác.

  • Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở và thực hiện chính sách nhà ở xã hội phải được quản lý theo Luật này, pháp luật có liên quan và theo thỏa thuận của các bên.

  • Chính phủ quy định chi tiết việc huy động vốn, nội dung, điều kiện, hình thức huy động vốn cho phát triển đối với từng loại nhà ở.

  1. Theo quy định tại Điều 75 của Luật Nhà ở 2014, nội dung quản lý, sử dụng nhà ở bao gồm những vấn đề sau: 

  • Lập, lưu trữ và quản lý hồ sơ về nhà ở

  • Bảo hiểm nhà ở

  • Quản lý, sử dụng nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử

  • Quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

  • Bảo hành, bảo trì, cải tạo, phá dỡ nhà ở

  1. Theo quy định tại khoảng 2 Điều 76 thì hồ sơ nhà ở được quy định như sau:

  • Đối với nhà ở tại đô thị và nông thôn được tạo lập trước ngày 01/07/2016 thì phải có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở hoặc có bản kê khai thông tin về nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.

  • Đối với nhà ở tại đô thị được tạo lập từ ngày 01/07/2016 thì hồ sơ nhà ở bao gồm giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ởl giấy tờ xác định đơn vị tư vấn, đơn vị thi công, bản vẽ thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở, hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật về xây dựng.

  • Đối với nhà ở tại nông thôn được tạo lập kể từ ngày 01/07/2016 thì hồ sơ nhà ở bao gồm giấy chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở và bản vẽ thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở.

  • Đối với trường hợp xây dựng nhà ở theo dự án thì hồ sơ nhà ở bao gồm hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở và hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật.

  1. Theo quy định tại Điều 78 về bảo hiểm nhà ở thì

  • Nhà nước khuyến khích các chủ sở hữu mua bảo hiểm nhà ở. Đối với nhà ở thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy thì chủ sở hữu nhà ở này phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

  • Hình thức, mức đóng bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

QooQ