3 bí quyết để "chắc chắn đạt thành quả" chỉ với "85% nỗ lực". “10 phút…” quan trọng hơn việc liên tục dốc hết sức mình

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Nhânsự_Kỹnăng


Bạn nghĩ rằng “Để đạt được thành quả thì phải nỗ lực hết mình” rồi cố gắng làm việc, nhưng kết quả lại kiệt sức…?

Bạn tự trách rằng “Chắc chắn việc không đạt được thành quả là do bản thân chưa đủ nỗ lực”...?

Có lẽ những ai đang phiền não vì chuyện như thế này nên dừng ngay việc “nỗ lực hết mình” đi.

Theo Naoko Omika - nhà tâm lý học và cố vấn doanh nghiệp, khi nhận thức của bạn về sứ mệnh của mình càng mạnh mẽ, bạn càng nhiệt tình với công việc thì càng có khả năng bị kiệt sức.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp giúp bạn tiếp tục tạo ra thành quả với nỗ lực vừa phải mà không bị kiệt sức. Hãy thử đọc bài viết này và kiểm tra xem bạn có đang vô tình làm việc quá sức hay không nhé. 

1. “Nỗ lực hết mình” rất nguy hiểm

Liệu bạn có đang tin rằng “Nếu mình cố gắng hết sức thì sẽ đạt được thành tích tối đa”?

Nói về vấn đề “nỗ lực hết mình”, tác giả Greg McKeown của cuốn sách “Effortless” cho rằng “Nó không những không mang lại hiệu suất cao mà còn gây ra tính độc hại, dẫn đến kiệt sức và khiến người ta rơi vào một vòng luẩn quẩn tệ hại”

Hãy cùng xem xét những trường hợp như thế này:
  • Bạn dồn hết sức lực làm việc miệt mài không nghĩ, kết quả là bạn kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần và không thể đi đến công ty.
  • Bạn tiếp tục nhắm đến mục tiêu cao hơn 100% mà không ngơi nghỉ, nhưng lại không được đánh giá một cách tương xứng, bạn thấy bất mãn và rồi hiệu quả công việc giảm sút.
  • Một công việc mà bạn nỗ lực hết sức đến giờ sắp kết thúc, bạn cảm thấy trống rỗng và không thể tập trung vào công việcVậy đó, dù có nỗ lực đến đâu, nếu rơi vào vòng xoáy kiệt sức bạn sẽ không thể nào có thành tích tốt được.

2. 3 bí quyết để tạo ra thành quả chỉ với “85% nỗ lực”

Nếu bạn kiệt sức, thì tất cả những gì bạn dày công nỗ lực đến hiện tại đều trở nên vô ích. Vậy nên, nếu muốn có được kết quả tốt trong công việc, bạn chỉ nên nỗ lực ở mức vừa phải thôi.
Ông McKeown ở trên cũng từng nói rằng “để đạt được năng suất tối đa, bạn cần kìm hãm nỗ lực tối đa” và gọi đó là “Nguyên tắc 85%”.Dựa trên “Nguyên tắc 85%” này, chúng tôi sẽ giới thiệu 3 bí quyết để tạo thành quả chỉ với 85% nỗ lực.

[BÍ QUYẾT 1: Hãy xác định “85%” của bản thân bạn]

 Đầu tiên, nếu không biết nỗ lực tối đa của mình là bao nhiêu thì sẽ không biết được 85% nỗ lực là bao nhiêu, và khó thực hiện được “Nguyên tắc 85%”. Về vấn đề này, McKeown khuyên chúng ta nên tự hỏi bản thân 2 câu hỏi sau đây để tìm ra “sự cân bằng tinh tế” - làm việc chăm chỉ mà không kiệt sức.

1. Làm việc với 100% nỗ lực là như thế nào?

2. Làm thế nào để đưa nó về mức 85%?

Ví dụ, nếu bạn được sếp nhờ tạo tài liệu thì câu trả lời sẽ như sau đây: 

 1. Trạng thái 100%: thu thập hết tất cả những dữ liệu kèm theo và gửi các bảng biểu, biểu đồ,...trong tình trạng hoàn hảo nhất. 

 2. Trạng thái 85%: Bạn biết chỉ cần sử dụng dữ liệu nào, bảng biểu, đồ thị nào; rồi sau đó, tạo một cấu trúc tổng thể trước.

Cho dẫu bạn có nỗ lực 100% và nộp đầy đủ tất cả các tài liệu nhưng nếu nó không hợp ý sếp thì bạn cũng phải làm lại từ đầu. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ giới hạn ở mức 85% thì trong quá trình hoàn thiện bạn có thể tiếp thu đóng góp của sếp và điều chỉnh cho phù hợp. Sau cùng, bạn chắc chắn có thể cho ra một kết quả công việc khiến sếp hài lòng.

Như vậy, thay vì nhắm tới mục tiêu 100% ngay từ đầu, bạn sẽ nhận được kết quả tốt hơn nếu chỉ đặt nỗ lực ở mức 85% và cố gắng trau dồi.

[BÍ QUYẾT 2: Phân định thời gian rạch ròi]

 Bạn có đang quá nhiệt tình trong công việc, xem tăng ca là chuyện thường ngày và còn mang cả việc về nhà không? Nếu bạn cắt giảm thời gian dành cho bản thân thì sẽ làm tăng nguy cơ bị kiệt sức đấy.

Theo nhà tâm lý học Yesha Mehta, nếu bạn không dành thời gian cho bản thân, bạn sẽ cảm thấy như mình luôn bị cái gì đó rượt đuổi. Nếu bạn muốn tiếp tục làm việc hiệu quả thì cần tránh để bản thân kiệt sức. Do vậy, bạn phải phân định rạch ròi giữa công việc và cuộc sống riêng, để cho đầu óc thư giãn và giảm bớt căng thẳng.

Chẳng hạn, bạn hãy thử thay đổi như thế này:
Nếu thường ngày bạn lúc nào cũng tăng ca và cố gắng hết sức…
=> Trừ khi có việc khẩn cấp, còn lại hãy giới hạn nỗ lực của bạn ở mức 85%, chẳng hạn như “mạnh dạn làm việc đúng thời gian quy định” hoặc “về sớm hơn bình thường 2 tiếng”Nếu bạn đang ráng làm việc kể cả khi ở nhà…=> Hãy dứt khoát để công việc lại công ty, ở nhà thì không làm việc.

Bà Naoko Omika - nhà tâm lý học và cố vấn doanh nghiệp được nhắc đến ở trên - cũng từng phát biểu rằng “Nhận thức được ranh giới giữa công việc và cuộc sống riêng tư là cũng một việc quan trọng”. Theo bà, “Thời gian cho bản thân” là “Kinh phí cần thiết” để tạo ra thành quả trong công việc.

Nói là thế, nhưng những người mà đó giờ lúc nào cũng nỗ lực hết mình có thể sẽ cảm thấy tội lỗi mỗi khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, ông Mehta nói rằng “Nghỉ ngơi đầy đủ trong những ngày nghỉ khác với việc lười biếng”. Nếu bạn nỗ lực 100% và rồi kiệt sức thì mọi nỗ lực của bạn cũng đổ sông đổ bể thôi. Nếu bạn chừa lại một chút năng lượng và cố gắng duy trì nỗ lực lâu dài ở mức 85% thì bạn sẽ có cơ hội nhận được thành tích tốt hơn. Như bà Naoko Omika đã nói, những lúc bạn nghỉ ngơi thì hãy nghỉ ngơi thật thoải mái, hãy xem đó như chi phí cần bỏ ra để thu được thành quả trong công việc.

[BÍ QUYẾT 3: Thêm vào 10 phút giải lao]

Bạn có đang nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ, xuyên trưa, kiểu như “lúc để ý thì mới thấy đã hết giờ nghỉ trưa rồi” không? Mặc dù khả năng tập trung của bạn tuyệt vời đấy, nhưng bạn sẽ vô tình tạo ra căng thẳng mà không hay biết. Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây ra kiệt sức. Thế nên, hãy cố gắng tránh căng thẳng nhé.

Theo nghiên cứu từ Phòng Thí nghiệm Nhân tố Con người của Microsoft (HFL), nếu nghỉ giải lao 10 phút giữa các cuộc họp có thể tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong chức năng não bộ của con người. Nhóm nghiên cứu đã yêu cầu những người tham gia thí nghiệm tham gia vào 4 cuộc họp qua video trong khi đeo điện não đồ (EEG) và nghiên cứu về sự thay đổi của chức năng não trong các trường hợp sau:

1. Đi họp mà không nghỉ ngơi
2. Nghỉ ngơi 10 phút rồi mới đi họp

Kết quả là, những người tham dự cuộc họp mà không nghỉ giải lao khó tập trung hơn và ít có động lực tham gia hơn. Trong khi, những người nghỉ giải lao 10 phút thì đã giảm bớt căng thẳng.

Như vậy, việc nghỉ ngơi ngắn giữa giờ có thể giúp ngăn ngừa căng thẳng. Để tránh vô tình tạo ra căng thẳng và tăng nguy cơ kiệt sức, nhất định hãy nghỉ giải lao 10 phút trong thời gian trống giữa các công việc nha.

QooQ